Thứ Năm, 5 tháng 1, 2023

Kho bảo thuế là gì 2023

Kho bảo thuế là gì 2023

Kho bảo thuế, kho ngoại quan, kho CFS chắc hẳn khi làm xuất nhập khẩu các bạn đã nghe rất nhiều lần, đôi lúc còn thấy quen thuộc. Nhưng các bạn đã bao giờ nghĩ kho bảo thuế là gì? Kho ngoại quan là gì? Kho CFS là gì chưa? Và sựu khác nhau của ba loại kho này như thế nào?

kho bảo thuế, kho ngoại quan, kho CFS
Kho bảo thuế, kho ngoại quan, kho CFS

Bài viết dưới đây mình sẽ giúp các bạn phân biệt ba loại kho trên thông qua các kiến thức mà mình được học, làm thực tế, các kiến thức tìm hiểu trên các diễn đàn mong sẽ giúp ích cho các bạn.

Đầu tiên ta đi tìm hiểu khái niệm về ba loại kho bảo thuế, kho ngoại quan, kho CFS nhé

Kho bảo thuế là gì?

Theo khoản 9, Điều 4 của Luật hải quan năm 2014 "Kho bảo thuế là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế". Kho bảo thuế trong tiếng Anh là Tax-suspension warehouses

Có thể hiểu một cách nôm na là Kho bảo thuế là nhà kho được xây dựng bởi các doanh nghiệp có lượng hàng hóa xuất khẩu lớn, hoặc là các doanh nghiệp chuyên về loại hình sản xuất xuất khẩu. Tuy nhiên để xây dựng kho bảo thuế cần phải xin phép chứ không được tùy tiện.

Theo đó, kho bảo thuế có vai trò chuyên lưu trữ các loại nguyên liệu, vật tư (chưa nộp thuế) để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp xây dựng kho bảo thuế.  

Các doanh nghiệp này chủ yếu là các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài. Và có một điều đáng lưu ý, hoạt động của kho bảo thuế được đặt dưới sự giám sát hải quan, tuân thủ các quy định pháp luật.

Kho CFS là gì?

Kho CFS – Kho gom hàng lẻ có tên tiếng anh là (Container Freight Station) được gọi là địa điểm dùng để thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung container. 

Hiểu một cách thông dụng, kho CFS là một hệ thống kho, bãi được sử dụng để thu gom, chia tách hàng lẻ, hay còn gọi là hàng LCL (Less than container load). Tức là các lô hàng lẻ LCL của hàng không đủ đóng vào container trước khi xuất khẩu được gom lại đóng chung cont, hoặc được chia lẻ ra tại cảng nhập trước khi nhận hàng.

Tại kho này dùng chứa hàng lẻ sẽ có bộ phận công vụ hỗ trợ tập kết hàng, bảo quản sẽ thu phí vận hành gọi là phí CFS. Vị trí đặt kho CFS thường nằm gần cảng biển, cảng ICD hoặc sân bay thuận tiện cho việc vận chuyển hàng đi và đến chịu sự giám sát của hải quan.

Kho CFS được thành lập khi có quyết định cấp phép của Tổng Cục Hải Quan. 

Kho ngoại quan là gì?

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Hải quan 2014, kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.

Nói một cách dễ hiểu, Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng.

Kho ngoại quan được phép thành lập ở các khu vực sau:

– Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với nước ngoài, có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

–  Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, các khu kinh tế đặc biệt khác (sau đây viết là Khu công nghiệp).

– Kho ngoại quan, hàng hoá, phương tiện vận tải ra, vào hoặc lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.

“Bonded Warehouse” hoặc “Bonded Store” là 2 từ kho ngoại quan tiếng anh thông dụng nhất được nhiều người sử dụng.

Bài viết này mình chỉ chia sẽ tập chủ yếu vào kho bảo thuế thôi, các loại kho khác mình sẽ chia sẽ ở bài viết sau các bạn theo dõi thêm nhé.

Kho bảo thuế chứa hàng hóa gì? và được lưu trữ bao lâu?

Các loại mặt hàng được lưu trữ trong kho bảo thuế rất đa dạng và không có giới hạn về chủng loại, mẫu mã, mà tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. 

Có nghĩa hàng hóa lưu trữ trong kho bảo thuế là không giới hạn – đương nhiên là hàng hóa được phép lưu hành, kinh doanh, không bị cấm. 

Và điểm chung đó là các nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp nhập khẩu về và chưa nộp thuế, nhằm mục đích phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

Hàng hóa khi đưa vào kho bảo thuế theo quy định sẽ được lưu trữ trong thời gian 12 tháng. Thời điểm bắt đầu tính là khi hàng được bắt đầu đưa vào kho.

Tuy vậy, doanh nghiệp xuất khẩu vẫn có quyền gia hạn thêm thời gian để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, xuất khẩu. Thời gian gia hạn sẽ không quy định cụ thể, mà sẽ dựa vào yêu cầu cũng như xem xét về tính phù hợp của quá trình lưu trữ, sản xuất.

Một cụm từ các bạn hay nghe quen tai nữa là "Tài khoản 158 kho bảo thuế". Vậy tài khoản 158 là gì? Cùng nhau tìm hiểu tiếp nhé!

Tài khoản 158 hàng hóa kho bảo thuế là gì?

Tài khoản 158 hàng hóa kho bảo thuế là một thuật ngữ quen thuộc trong hoạt động kế toán quản lý số liệu, xuất nhập tồn kho bảo thuế. Tên đầy đủ chính xác là Tài khoản 158 – Hàng hóa kho bảo thuế. Khái niệm này được quy định cụ thể trong thông tư 200/2014/TT-BTC.

Theo đó, tại khoản 1 điều 31 thông tư 200/2014/TT-BTC, tài khoản 158 kho bảo thuế là khái niệm dùng để chỉ việc theo dõi sự biến động của các loại hàng hóa được đưa vào kho bảo thuế (đó có thể là số lượng hàng hiện có, hoặc sự tăng hoặc giảm theo từng giai đoạn).

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải mở sổ chi tiết để giám sát sự thay đổi của số lượng và giá trị các loại nguyên liệu, vật tư, hàng hóa mỗi khi xuất nhập kho.

Dưới đây là nội dung và kết cấu cơ bản của tài khoản 158 – Hàng hóa kho bảo thuế:

  • Bên Nợ: Trị giá vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, hàng hóa đã nhập Kho bảo thuế trong kỳ
  • Bên Có: Trị giá vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, hàng hóa đã xuất Kho bảo thuế trong kỳ
  • Số dư bên Nợ: Trị giá vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, hàng hóa còn lại tại Kho bảo thuế cuối kỳ.

Điều kiện và thủ tục thành lập kho bảo thuế

Vậy một doanh nghiệp muốn thành lập kho bảo thuế thì phải đáp ứng những yêu cầu gì? Và thủ tục thành lập kho bảo thuế có khó không?

Căn cứ vào điều 27 nghị định 154/2005/NĐ-CP, thì để thành lập kho bảo thuế, doanh nghiệp cần  đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp được thành lập đúng theo thủ tục của pháp luật quy định
  • Doanh nghiệp không nằm trong diện phải cưỡng chế
  • Doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn về hệ thống sổ sách chứng từ để theo dõi quá trình xuất nhập kho, xuất nhập khẩu theo luật định. 
  • Đối với vị trí xây dựng kho bảo thuế, phải đảm bảo nằm trong khu vực của nhà máy, sao cho cơ quan hải quan có thể dễ dàng theo dõi, quản lý và kiểm tra khi cần thiết. 

Lưu ý, việc thành lập, hoặc quyết định gia hạn thời gian hoạt động, yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động của kho bảo thuế, kho ngoại quan hoặc kho CFS sẽ do Tổng cục trưởng cục Hải Quan quyết định.

Khi kho bảo thuế được thành lập và đi vào hoạt động, thì chủ doanh nghiệp có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan hải quan trong việc giám sát, kiểm tra kho bảo thuế khi có yêu cầu.

Quy trình xuất, nhập hàng hóa kho bảo thuế được thực hiện như thế nào?

Quá trình lưu trữ, xuất nhập hàng hóa của kho bảo thuế được diễn ra bình thường như các kho hàng khác. Bên cạnh đó cần đặt dưới sự giám sát của Hải Quan hoặc các đơn vị liên quan. Nhưng ưu điểm là doanh nghiệp không cần phải nộp thuế. 

Có một điều bạn cần lưu ý, đó là dù chưa nộp thuế nhưng trên nguyên tắc các mặt hàng, nguyên vật liệu nhập vào kho bảo thuế vẫn phải đảm bảo các tiêu chuẩn của hàng nhập khẩu. 

Theo đó tờ khai hải quan cần có đầy đủ thông tin về tên hàng, chủng loại, số lượng, đặc điểm,… Các thông tin này cũng cần phải cập nhật thông tin theo dõi nhanh chóng đúng quy định.

Cụ thể gồm các bước sau: 

  • Chuẩn bị bộ chứng từ hàng hóa
  • Khai và nộp tờ khai hải quan
  • Lấy kết quả phân luồng 
  • Quy trình nhập kho bình thường sẽ có thêm bước nộp thuế tại đây
  • Thông quan hàng hóa

Đối với các mặt hàng bị hư hỏng, giảm phẩm chất, không thể đáp ứng được cho việc sản xuất thì cần làm thủ tục tái xuất hoặc tiêu hủy. Quy trình tiêu hủy tiến hành như sau: 

  • Doanh nghiệp gửi đến Cục hải quan văn bản đề xuất tiêu hủy hàng hóa hư hỏng, giảm phẩm chất. Trong văn bản nêu cụ thể về Loại nguyên liệu, số lượng, ,tình trạng, lý do tiêu hủy, kèm với đó là tờ khai hải quan nhập khẩu nêu rõ thời gian
  • Khi được thông qua, việc tiêu hủy sẽ được doanh nghiệp thực hiện, dưới sự giám sát của cơ quan hải quan, cơ quan thuế và cơ quan về môi trường.

Cuối cùng, khi hoàn tất tiêu hủy thù lập biên bản chứng nhận.

Phân biệt kho bảo thuế, kho ngoại quan, kho CFS
Phân biệt kho bảo thuế, kho ngoại quan, kho CFS

Thanh khoản hàng hóa trong kho bảo thuế như thế nào?

Có một khái niệm khác về kho bảo thuế bạn cũng sẽ được nghe khá phổ biến. Đó là thanh khoản hàng hóa kho bảo thuế. Khái niệm này dùng để chỉ mức độ mà hàng hóa trong kho được mua hoặc bán trên thị trường nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của tài sản đó. 

Để thanh khoản hàng hóa trong kho bảo thuế có quy định, ngày cuối năm (tức 1/12) hoặc chậm nhất vào ngày 31/1 của năm kế tiếp, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi cho cơ quan hải quan bộ hồ sơ gồm: bảng danh sách tổng hợp lượng vật tư, nguyên liệu nhập khẩu theo chế độ bảo thuế, các tờ khai hải quan nhập khẩu, xuất khẩu và lượng sản phẩm xuất khẩu.

  • Nếu tỷ lệ xuất khẩu thấp hơn tỷ lệ được bảo thuế: Cần nộp thêm phần thuế cho khoản chênh lệch 
  • Nếu tỷ lệ xuất khẩu cao hơn tỷ lệ được bảo thuế: Doanh nghiệp sẽ hoàn thuế cho khoản chênh lệch.

Các quy định khác liên quan kho bảo thuế

  • Khi doanh nghiệp muốn đưa nguyên vật liệu trong kho bảo thuế vào sản xuất, cần phải thông báo cho cơ quan hải quan.
  • Các mặt hàng, nguyên vật liệu của kho bảo thuế không được bán ở thị trường Việt Nam, chỉ được dùng phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu. Nếu được bộ Thương mại cho phép, thì có thể bán ra thị trường, nhưng cần phải nộp thuế nhập khẩu và thực hiện đúng quy định pháp luật.
  • Doanh nghiệp có kho bảo thuế phải định kỳ gửi văn bản báo cáo cho Cục Hải Quan về tình hình xuất nhập kho, tình trạng hàng hóa trong kho. Quy định hiện nay là Định kỳ 3 tháng 1 lần.
  • Chủ kho bảo thuế có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện điện tử, cơ sở thiết bị và nối mạng với cơ quan Hải quan, thường xuyên thực hiện chế độ kế toán, thống kê, báo cáo cho cơ quan Hải quan để phục vụ cho hoạt động giám sát. 

Phân biệt kho bảo thuế - kho ngoại quan - kho CFS:

Các loại kho

Kho bảo thuế

Kho ngoại quan

Kho CFS

Định nghĩa

Kho bảo thuế thường được thành lập bởi các doanh nghiệp SXXK. Theo đó, kho sẽ chuyên chứa các vật tư, nguyên liệu đã được thông quan (nhưng chưa nộp thuế) để phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty.

Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với hàng hóa từ nước ngoài (xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh), hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng

Kho CFS là một hệ thống kho, bãi được sử dụng để thu gom, chia tách hàng lẻ, hay còn gọi là hàng LCL (Less than container load)

Thủ tục hải quan

Nguyên vật liệu đưa vào kho bảo thuế hoàn toàn giống với quy trình nhập hàng hóa thông thường. Tuy nhiên không cần đóng thuế.

  • Nguyên vật liệu trong kho bảo thuế chỉ được dùng để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
  • Quản lý nguyên vật liệu trong kho bảo thuế theo nguyên tắc kế toán, tuân thủ theo quy định luật kế toán, thống kê

Hàng hóa từ khu khác khi nhập kho ngoại quan thì chủ hàng hoặc người được ủy quyền làm thủ tục tại Hải quan quản lý kho đó tương tự thủ tục hải quan thông thường (thủ tục nhập tương ứng hàng nhập và xuất khẩu tương ứng hàng xuất).

  • Từ kho ngoại quan, hàng đi vào nước ta hoặc đi ra khỏi nước ta cũng phải làm thủ tục giống với hàng xuất và hàng nhập tương ứng, làm giấy tờ thông quan và chờ xác nhận.
  • Hàng gửi tại kho ngoại quan theo diện tạm nhập tái xuất buộc phải tái xuất thì không được phép nhập trở lại.
  • Hàng từ các nơi đi vào kho ngoại quan, từ kho ngoại quan đi ra các nơi đều phải chịu sự giám sát của Hải quan (ngoại trừ đã làm thủ tục xuất khẩu/ nhập khẩu và mở tờ khai vận chuyển kết hợp).

  • Điểm thu gom hàng vận chuyển lẻ phải chịu sự giám sát của đơn vị quản kho, hải quan.
  • Hàng lẻ lưu giữ trong kho/ địa điểm thu gom hàng lẻ quá thời gian cho phép (điều 61 Luật Hải quan) sẽ bị xử lý theo quy định Điều 57 Luật Hải quan.
  • Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến địa điểm thu gom hàng lẻ nằm ngoài cửa khẩu và ngược lại hoặc hàng hóa vận chuyển từ địa điểm thu gom hàng lẻ đến các địa điểm làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu và ngược lại phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
  • Hải quan giám sát thu gom hàng tại kho CFS theo mục 3 chương III Luật Hải quan.

Các dịch vụ được thực hiện trong kho

  • Hàng trong kho bảo thuế đặc biệt chỉ dùng để sản xuất hàng xuất khẩu của chủ kho bảo thuế.
  • Nguyên vật tư khi nhập kho bảo thuế cần phải theo dõi, thống kê hàng hóa đầy đủ như quy định Pháp luật về quản lý và thống kê nhập khẩu.

  • Phân chia, tách hàng, đóng gói bao bì hàng hóa.
  • Ghép hàng, phân loại chất lượng, loại hàng.
  • Bảo dưỡng, bảo trì hàng hóa.
  • Lấy mẫu hàng hóa để quản lý.
  • Chuyển quyền sở hữu hàng hóa.
  • Kho dùng để chứa hóa chất, xăng dầu nếu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa.

  • Đóng gói, đóng gói lại, sắp xếp, sắp xếp lại hàng hóa chờ xuất khẩu.
  • Hàng quá cảnh, hàng trung chuyển được đưa vào các địa điểm thu gom hàng lẻ trong cảng để chia tách, đóng ghép chung container xuất khẩu hoặc đóng ghép chung với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
  • Chia tách các lô hàng nhập khẩu để chờ làm thủ tục nhập khẩu hoặc đóng ghép container với các lô hàng xuất khẩu khác để xuất sang nước thứ ba.
  • Chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa trong thời gian lưu giữ.

Thuận lợi

  • Thuận lợi với những doanh nghiệp cần nhập khẩu số lượng lớn nguyên vật tư theo loại hình sản xuất xuất khẩu vì chưa phải nộp thuế ngay.
  • Kho bảo thuế có thể do chính chủ doanh nghiệp thành lập.
  • Có thể dự trữ lượng lớn nguyên liệu để đảm bảo dây chuyền sản xuất mang tính liên tục.

  • Nếu hàng nhập từ nước ngoài có thể đưa vào kho ngay sau khi thông quan mà chưa cần nộp thuế.
  • Kho ngoại quan sắp xếp phân loại hàng hóa tiện cho việc gửi hàng xuất nhập khẩu, giảm chi phí vận chuyển và thời gian chờ.
  • Dễ quản lý, giám sát và theo dõi chặt chẽ từng lô hàng xuất nhập kho ngoại quan, do đó tiện cho doanh nghiệp và chủ quản lý kho.

  • Thuận lợi đóng nhiều hàng lẻ, vận chuyển nhiều lần thành 1 lô hàng đi cùng 1 lần.
  • Có thể dễ dàng cung cấp hàng cho nhiều nước, nhiêu đơn vị mua khác nhau trong 1 lần di chuyển.
  • Có thể chờ tập kết hàng đủ 1 container mới vận chuyển thay vì phải đi theo diện LCL.
  • Tiết kiệm rất nhiều chi phí đóng hàng, kho bãi cho doanh nghiệp.
  • Kho CFS có thể giúp nhiều chủ doanh nghiệp khác thác được tối đa dịch vụ bên vận tải.

Khó khăn

  • Luôn phải báo cáo tình hình sử dụng kho mỗi Quý.
  • Dự kiến kế hoạch sử dụng kho bảo thuế để nhập lượng lớn hàng hóa nguyên vật tư thô trong thời gian tiếp theo (báo cáo với cơ quan Hải quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp kho đó).
  • Luôn phải lập báo cáo sử dụng kho (theo mẫu Bộ tài chính) sau khi kết thúc mỗi năm tài chính (tức ngày 31/12 hằng năm).

  • Khi đưa hàng vào kho ngoại quan, bạn cần phải làm thủ tục với Chi cục hải quan quản lý kho.
  • Khi muốn đưa hàng ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, bạn cần phải kê khai thông tin hàng xuất cho đơn vị quản lý kho (Hải quan).
  • Hàng hóa gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.
  • Hàng từ các nơi đi vào kho ngoại quan, từ kho ngoại quan đi ra các nơi đều phải chịu sự giám sát của Hải quan (ngoại trừ đã làm thủ tục xuất khẩu/ nhập khẩu và mở tờ khai vận chuyển kết hợp).

  • Hàng lưu kho quá hạn sẽ bị xử lý theo quy định.
  • Dịch vụ thu gom hàng sẽ phải chịu giám sát của Hải quan trực thuộc bộ phận quản lý kho.
  • Hàng đi đến, xuất nhập phải chịu quản lý của Hải quan.


Mong rằng bài viết về Kho bảo thuế của chúng tôi đã hữu ích với bạn nếu bạn đang tìm hiểu về nghiệp vụ kho hàng, các vấn đề về Logistics.

Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:



banner
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: