Thủ tục xuất khẩu nội thất gỗ
Thủ tục xuất khẩu nội thất gỗ có quy trình như thế nào? Gỗ nguyên khối hay các sản phẩm từ gỗ là mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong mảng xuất khẩu hằng năm của nước ta. Tuy nhiên, đây cũng chính là sản phẩm có thủ tục hải quan khá phức tạp, cần tuân thủ nhiều chính sách pháp lí. Vậy quy trình xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!
I. Điều kiện xuất khẩu gỗ
Theo quy định hiện hành, hầu hết các sản phẩm có xuất xứ từ thực vật nói chung và được làm từ gỗ nói riêng đều phải tiến hành kiểm dịch thực vật, hun trùng. Đặc biệt, đối với gỗ nội thất, để hoàn tất thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp cần trình hồ sơ nguồn gốc lâm sản lên cơ quan hải quan để được kiểm chứng.
Chứng minh nguồn gốc lâm sản hợp pháp là bước quan trọng nhất để thông quan, xuất các lô hàng đồ gỗ nội thất ra thị trường nước ngoài.
Các mặt hàng như bàn, ghế, giường, tủ được chế tác từ gỗ tự nhiên, doanh nghiêp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hải quan và hồ sơ lâm sản hợp pháp. Điều này đã được quy định rõ trong nội dung Khoản 1 Điều 17 Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ban hành ngày 04/01/2012 Hồ sơ chứng minh nguồn gốc lâm sản gồm:
Nếu mua từ nhà máy chế biến gỗ trong nước.
- Hóa đơn bán hàng theo quy định của bộ tài chính
- Bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.
Nếu mua từ người nông dân.
- Bảng kê lâm sản có xác nhận của địa phương như ủy ban nhân dân phường, xã.
Nếu nhập gỗ nguyên liệu từ nước ngoài.
Đồ nội thất gỗ tự nhiên có nguồn gốc là nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, sau đó sản xuất, gia công lại thành các sản phẩm như bàn, ghế, tủ, … Để có thể xuất khẩu hàng nội thất này, chúng ta cần nộp tờ khai lúc nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
Chứng từ xuất khẩu hàng nội thất gỗ tự nhiên:
- Tờ khai nhập khẩu ( nếu gỗ nguyên liệu là gỗ nhập khẩu )
- Hóa đơn đầu vào khi mua nguyên liệu gỗ tự nhiên từ nhà máy.
- Bản kê lâm sản.
- Invoice (hóa đơn thương mại)
- Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)
- Contract (hợp đồng)
- Bill of Lading (vận đơn)
- Fumigation (chứng thư phun trùng)
II. HS code một số sản phẩm từ gỗ
Xác định mã HS code của lô hàng là điều mà doanh nghiệp cần thực hiện đầu tiên khi làm thủ tục xuất khẩu bất cứ mặt hàng nào. Việc tra cứu chính xác mã HS code giúp doanh nghiệp nắm rõ được những chính sách hiện hành áp dụng lên mặt hàng cùng với nghĩa vụ đóng thuế đối với mặt hàng đó.
Cụ thể, với đồ gỗ nội thất, gỗ công nghiệp,mã HS code như sau:
- 940350: Mã HS của đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ.
- 940361: Mã HS code của các loại ghế có khung bằng gỗ và đã được nhồi đệm.
- 940360: Mã HS code của các loại đồ gỗ nội thất bằng gỗ khác.
- 940190: Mã HS code của các sản phẩm là bộ phận ghế ngồi.
- 940340: Mã HS code của đồ gội nội thất được sử dụng trong nhà bếp.
- 940390: Mã HS code của các bộ phận của đồ nội thất bằng gỗ.
- 940490: Mã HS code của khung đệm cùng các mặt hàng khác thuộc bộ đồ giường.
- 940151: Mã HS code của ghế nội được làm từ tre hoặc mây, song,...
- 940330: Mã HS code của đồ gỗ nội thất được sử dụng trong văn phòng.
- 940389: Mã HS code của đồ nội thất được làm từ tre, mây, liễu gai.
III. Thủ tục xuất khẩu gỗ công nghiệp
Nếu như doanh nghiệp xuất khẩu các lô hàng gỗ và sản phẩm chế tác từ gỗ công nghiệp như MDF hay MCF, thủ tục cần thực hiện cũng tương tự như khi xuất khẩu các lô hàng thông thường theo chính sách hiện hành. Căn cứ vào nội dung Thông tư 38/2015/TT-BTC, gỗ công nghiệp không có tên trong danh mục cấm và hạn chế xuất khẩu.
Khi làm thủ tục xuất khẩu gỗ công nghiệp, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
+ Hoá đơn thương mại (Comercial Invoice).
+ Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).
+ Hợp đồng mua bán (Contract).
+ Chứng nhận hun trùng.
+ Vận đơn lô hàng (Bill of Landing).
- Làm giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin).
- Chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate).
- Căn cứ vào thông tin trên bộ chứng từ thương mại trên, bạn sẽ khai hải quan xuất khẩu trên hệ thống theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực tiện qua phần mềm hải quan điện tử ECUS5-VNACCS, tức là được khai và truyền dữ liệu qua mạng internet.
- Sau khi truyền tờ khai bằng phần mềm, bạn cần in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để tới chi cục hải quan để đăng ký tờ khai, tùy theo kết quả phân luồng tờ khai là Luồng xanh, Luồng vàng, hay Luồng đỏ mà xác định công việc gồm những gì?
- Luồng xanh thì hệ thống tự động thông quan trực tiếp chỉ cần thanh lý tờ khai vô sổ tàu xuất.
- Luồng vàng mang hồ sơ giấy cho hải quan kiểm tra, rồi thông quan.
- Luồng đỏ vừa kiểm tra hồ sơ giấy vừa kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan.
0 nhận xét: