Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022

Các phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy

Các phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy bao gồm:

Theo như Thông tư Số: 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ HỢP CHUẨN, CÔNG BỐ HỢP QUY VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP VỚI TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT phân loại các phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy bao gồm 8 phương thức sau:

chứng nhận hợp quy
chứng nhận hợp quy
  • Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
  • Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
  • Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
  • Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
  • Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

Trong đó, phương thức 5 và phương thức 7 được sử dụng phổ biến nhất đối với đa số loại sản phẩm như công bố hợp quy vật liệu xây dựng, công bố hợp quy đồ chơi trẻ em, công bố thực phẩm, hợp quy đèn led, hợp quy bình chứa khí (chai chứa khí)…,do đó chúng tôi sẽ làm rõ 2 phương thức này như sau:

Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất

  • Lấy mẫu:
    – Tiến hành lấy mẫu điển hình cho sản phẩm, hàng hóa. Mẫu điển hình của sản phẩm, hàng hóa là mẫu đại diện cho một kiểu, loại cụ thể của sản phẩm, hàng hóa được sản xuất theo cùng một dạng thiết kế, trong cùng một điều kiện và sử dụng cùng loại nguyên vật liệu.
    – Số lượng mẫu phải đủ cho việc thử nghiệm và lưu mẫu.
  • Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
    – Mẫu sản phẩm, hàng hóa được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định của pháp luật, có thể bao gồm cả phòng thử nghiệm của nhà sản xuất. Ưu tiên sử dụng phòng thử nghiệm được chỉ định và được công nhận.
    – Các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa cần thử nghiệm và phương pháp thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
  • Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất:
    – Việc đánh giá quá trình sản xuất phải xem xét đầy đủ tới các điều kiện kiểm soát của nhà sản xuất liên quan đến việc tạo thành sản phẩm nhằm đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Các điều kiện kiểm soát bao gồm:
    a) Kiểm soát hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm (tài liệu thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm);
    b) Kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất từ đầu vào, qua các giai đoạn trung gian cho đến khi hình thành sản phẩm bao gồm cả quá trình bao gói, xếp dỡ, lưu kho và vận chuyển sản phẩm;
    c) Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm;
    d) Kiểm soát trang thiết bị công nghệ và trang thiết bị đo lường, kiểm tra, thử nghiệm;
    đ) Kiểm soát trình độ tay nghề công nhân và cán bộ kỹ thuật;
    e) Các nội dung kỹ thuật cần thiết khác.
    Trường hợp nhà sản xuất đã có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận hoặc được thừa nhận đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm, hàng hóa được đánh giá, không cần phải đánh giá quá trình sản xuất. Tuy nhiên, nếu có bằng chứng về việc không duy trì hiệu lực HTQLCL, tổ chức chứng nhận cần tiến hành đánh giá quá trình sản xuất, đồng thời báo cáo về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
  • Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
    – Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa qua kết quả thử nghiệm mẫu so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
    – Xem xét sự phù hợp của quá trình sản xuất so với yêu cầu quy định tại mục 1.3 của phương thức này.
  • Kết luận về sự phù hợp
    – Kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Sản phẩm, hàng hóa được xem là phù hợp nếu đảm bảo đủ 2 điều kiện sau:
    – Tất cả các chỉ tiêu của mẫu thử nghiệm phù hợp với mức quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
    – Kết quả đánh giá quá trình sản xuất phù hợp với yêu cầu.
  • Kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa có giá trị hiệu lực tối đa 3 năm với điều kiện sản phẩm, hàng hóa được đánh giá giám sát.
  • Trong thời gian hiệu lực của kết luận về sự phù hợp, sản phẩm, hàng hóa phải được đánh giá, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc lấy trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Tần suất đánh giá giám sát phải đảm bảo không quá 12 tháng/1 lần.
Các phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy
Các phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy

Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được lấy theo phương pháp xác suất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hóa để ra kết luận về sự phù hợp của lô. Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa cụ thể và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo.

  • Lấy mẫu:
    – Mẫu thử nghiệm là mẫu được lấy theo phương pháp xác suất thống kê, đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ lô hàng.
    – Số lượng mẫu phải đủ cho việc thử nghiệm và lưu mẫu.
  • Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
    – Mẫu sản phẩm, hàng hóa được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định của pháp luật, có thể bao gồm cả phòng thử nghiệm của nhà sản xuất. Ưu tiên sử dụng phòng thử nghiệm được chỉ định và được công nhận.
    – Các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa cần thử nghiệm và phương pháp thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
  • Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
    – Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa qua kết quả thử nghiệm mẫu với quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
  • Kết luận về sự phù hợp:
    – Lô sản phẩm, hàng hóa được xem là phù hợp với quy định nếu số lượng mẫu thử nghiệm có kết quả không phù hợp nằm trong giới hạn cho phép.
    – Lô sản phẩm, hàng hóa được xem là không phù hợp với quy định nếu số lượng mẫu thử nghiệm có kết quả không phù hợp vượt quá giới hạn cho phép.
  • Kết quả chỉ có hiệu lực với lô hàng đã được đánh giá

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về các phương thức chứng nhận hợp quy mà chúng tôi cung cấp, để có thể tìm hiểu rõ hơn và được hỗ trợ thực hiện một cách tiết kiệm về thời gian chi phí tối đa hãy liên hệ ngay cho TTHQSaiGon chúng tôi theo địa chỉ sau để được tư vấn miễn phí trên mọi tỉnh thành. TTHQSaiGon hân hạnh hợp tác cùng bạn

Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:



TTHQSaiGon

Liên hệ:
Skype: khac5579
SĐT: 0949 63 53 89
Email: khac5579@gmail.com

Where there is a will, there is a way.!!!

Liên Quan:
banner
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: