THỦ TỤC THANH TOÁN BẰNG L/C NHẬP KHẨU
LC Là Thư Cam Kết Của Ngân Hàng Về Việc Trả Tiền Người Xuất Khẩu. Các Đối Tác
Ký Kết Hợp Đồng Thường Có Trụ Sở Ở Những Quốc Gia Khác Nhau. Do Đó,
Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ Giúp 2 Bên Yên Tâm Về Quyền Lợi Của Mình!
thủ tục thanh toán bằng L/C |
1) Yêu Cầu Mở L/C
a) Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C
Khi quy định điều khoản thanh toán bằng L/C trong hợp đồng, các bạn cần xem
xét nguồn vốn để thanh toán cho L/C mà mình sẽ yêu cầu NHCTVN mở:
– L/C phát hành bằng vốn tự có, các bạn phải ký quỹ 100%
– L/C phát hành bằng vốn tự có, các bạn không ký quỹ đủ 100%/hoặc có yêu cầu
miễn, giảm mức ký quỹ, các bạn phải liên hệ với bộ phận Tín dụng thẩm định
nghiên cứu xem xét và được Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê
duyệt trước khi chuyển sang phòng TTQT thực hiện.
– L/C phát hành bằng vốn vay của NHCTVN: các bạn nên liên hệ với bộ phận Tín
dụng thẩm định để xem xét.
b) Yêu cầu mở L/C
Các bạn điền đầy đủ thông tin vào Đơn yêu cầu mở L/C. Vì ngân hàng mở L/C theo
yêu cầu của người nhập khẩu, do vậy nên xem xét kỹ nội dung hợp đồng để đảm
bảo khi đưa vào L/C không bị mâu thuẫn.
c) Hồ sơ xin mở L/C của bao gồm
– Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp giao dịch lần đầu).
– Đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu).
– Đăng ký mã số xuất nhập khẩu – nếu có (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu).
– Hợp đồng ngoại thương gốc (trường hợp ký hợp đồng qua FAX thì đơn vị phải ký
và đóng dấu trên bản photo).
– Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu có).
– Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc Danh
mục quản lý quy định tại Quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng năm của Thủ
tướng Chính Phủ).
– Cam kết Thanh toán, Hợp đồng Tín dụng (trường hợp vay vốn), công văn phê
duyệt cho mở L/C trả chậm của NHCTVN (trường hợp mở L/C trả chậm).
– Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có).
– Bản giải trình mở L/C do phòng Tín dụng của Chi nhánh lập được Giám đốc chi
nhánh hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt (trường hợp ký quỹ dưới
100% trị giá L/C).
Tất cả các chứng từ trên đều phải xuất trình bản gốc và lưu lại Chi nhánh bản
photo có đóng dấu treo của doanh nghiệp. Riêng các chứng từ sau sẽ phải lưu bản gốc:
– Cam kết thanh toán.
– Hợp đồng vay vốn.
– Hợp đồng mua bán ngoại tệ.
– Đơn xin mở L/C của khách hàng.
– Bản giải trình mở L/C.
2) Kiểm Tra Nội Dung L/C
Sau khi NHCTVN phát hành L/C, các bạn sẽ nhận được một bản sao L/C đó. Các
bạn nên xem xét đối chiếu giữa nội dung L/C với đơn yêu cầu của mình để đảm
bảo rằng L/C hoàn toàn phù hợp với hợp đồng và với yêu cầu của các bạn. Nếu có
bất kỳ một sự sai lệch nào nên thông báo ngay cho NHCTVN để có điều chỉnh, sửa đổi.
3) Sửa Đổi L/C
Nếu có nhu cầu sửa đổi L/C, các bạn nên xuất trình Đơn đề nghị sửa đổi L/C kèm
văn bản thoả thuận giữa người mua và người bán (nếu có).
Trường hợp L/C sửa đổi tăng tiền, phải bổ sung mức ký quỹ và tài sản thế chấp
tương ứng để đảm bảo khả năng thanh toán cho L/C đó.
4) Nhận Và Kiểm Tra Chứng Từ
Sau khi nhận bộ chứng từ giao hàng từ phía ngân hàng, các bạn cần kiểm tra đối
chiếu giữa nội dung L/C với các chứng từ nhận được. Trường hợp nhận được
thông báo sai sót chứng từ của ngân hàng, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày
nhận thông báo phải báo ngay quyết định của mình hoặc chấp nhận sai sót và
thanh toán L/C hoặc không chấp nhận sai sót ngay trên bản thông báo và gửi trả
lại Ngân hàng.
Nếu sau 5 ngày không có ý kiến thì coi như từ chối chứng từ Ngân hàng tiến hành
xử lý bộ chứng từ theo chỉ thị của Ngân hàng gửi chứng từ.
5) Yêu Cầu Phát Hành Bảo Lãnh/ Uỷ Quyền Nhận Hàng Theo L/C
NHCTVN thực hiện phát hành bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc hoặc
phát hành thư uỷ quyền nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn để các bạn có thể nhận
hàng theo L/C.
Điều kiện để NHCT phát hành Thư bảo lãnh – Thư uỷ quyền nhận hàng, ký hậu vận
đơn gốc
Các bạn cần ký quỹ 100% trị giá hoá đơn, hoặc uỷ quyền cho NHCT khoanh số tiền
tương ứng trên tài khoản tiền gửi hoặc ghi nợ tài khoản tiền vay khi thanh toán và
tuỳ từng trường hợp, các bạn cần xuất trình các giấy tờ sau:
-Phát hành Thư bảo lãnh nhận hàng: phải có Thư yêu cầu phát hành bảo lãnh kèm
một bản sao vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không và 01 bản sao hoá
đơn do người xuất khẩu gửi trực tiếp.
-Phát hành Thư uỷ quyền nhận hàng: phải có Thư yêu cầu phát hành Uỷ quyền
nhận hàng kèm 01 bản gốc vận đơn hàng không ghi người nhận hàng là NHCT
kèm 01 bản sao hoá đơn.
-Ký hậu vận đơn đường biển: phải có Thư yêu cầu ký hậu vận đơn kèm 01 bản gốc
vận đơn đường biển và 01 bản sao hoá đơn.
Trong trường hợp ký hậu vận đơn hoặc bảo lãnh cho Khách hàng nhận hàng khi
chưa có vận đơn, các bạn phải xuất trình ngân hàng văn bản chấp nhận thanh
toán vô điều kiện kể cả trong trường hợp bộ chứng từ có sai sót.
NHCT sẽ trích tiền từ tài khoản đã được chỉ định của các bạn để thanh toán cho
Ngân hàng nước ngoài theo quy định của L/C khi nhận được bộ chứng từ hoàn
toàn phù hợp với các điều khoản của L/C.
7) Huỷ Bỏ L/C
Nếu có yêu cầu huỷ L/C cần lưu ý, NHCT không chấp nhận huỷ L/C trong trường hợp:
a) Đã nhận hàng thông qua bảo lãnh nhận hàng của NHCT.
b) Có tranh chấp thương mại mặc dù hai bên mua bán thoả thuận nhưng chưa
được sự chấp nhận huỷ L/C của các Ngân hàng liên quan.
Các Bên Tham Gia Trong Phương Án L/C
– Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Phát hành L/C.
– Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Thông báo L/C.
– Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Xác nhận L/C.
– Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank): Thanh toán cho Ngân hàng đòi tiền
trong trường hợp L/C có chỉ định.
– Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Thương lượng chiết khấu bộ chứng từ.
– Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): Xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng
được chỉ định trong L/C.
– Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Được ngân hàng phát hành chỉ
định làm một công việc cụ thể nào đó, thường là thương lượng chiết khấu hoặc
thanh toán bộ chứng từ.
– Ngân hàng đòi tiền (Claiming Bank): đòi tiền bộ chứng từ theo sự ủy quyền của
các bên thụ hưởng.
– Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant).
– Người thụ hưởng (Beneficiary).
Tùy theo quy định của từng L/C cụ thể, một ngân hàng có khi đảm nhận nhiều
chức năng của các ngân hàng được liệt kê như trên. Chức năng, nhiệm vụ, trách
nhiệm của các bên có liện quan được quy định cụ thể trong UCP và ISBP.
Liên Quan:
QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG NHẬP KHẨU CỦA BLĐTBXH
THỦ TỤC NHẬP KHẨU THÉP KHÔNG GỈ
THỦ TỤC NHẬP KHẨU DẦU NHỚT ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
0 nhận xét: