Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật
Ngày nay, thức ăn chăn nuôi và các loại nguyên liệu thô để sản xuất thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu vào Việt Nam rất nhiều. Nhưng không nhiều Doanh Nghiệp biết được thủ tục hải quan nhập khẩu thức ăn chăn nuôi hay nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Chính vì thế bài viết dưới đây mình sẽ chia sẽ với các bạn về thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ thực vật để các bạn biết qua về quy trình nhập khẩu mặt hàng này. Các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi hay các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật cũng tương tự, chỉ khác nhau một chút xíu về đơn vị kiểm tra thôi.
Hiện nay, thức ăn chăn nuôi là mảng nhập khẩu mà mình thấy phức tạp nhất chỉ đứng sau nhập khẩu phân bón thôi. Nhưng qua những lần làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cho khác hàng thấy được cái khó cũng như cái hay của việc làm thủ tục hải quan cho nhập khẩu mặt hàng này.
Phần dưới đây mình chỉ tập trung chia sẽ về thủ tục hải quan nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ thực vật thôi nhé.
Tóm tắt:
- Bước 1: Kiểm tra thức ăn chăn nuôi trong danh mục nguyên liệu thức ăn truyền thống
- Bước 2: Xin phép kiểm dịch thực vật cho thức ăn chăn nuôi
- Bước 3: Đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi
- Bước 4: Làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và lấy mẫu tại cảng
Xem thêm:
Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật.
Bước 1: Kiểm tra thức ăn chăn nuôi trong danh mục nguyên liệu thức ăn truyền thống
Đầu tiên, khi các bạn nhập khẩu thức ăn chăn nuôi hay nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi thì các bạn cần kiểm tra xem nguyên liệu hoặc loại thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ thực vật có nằm trong danh sách dưới đây không nhé. Nếu không có trong danh mục dưới đây thì chắc chăn sẽ không được phép nhập khẩu vào Việt Nam đâu nhé.
Danh mục nguyên liệu thức ăn truyền thống*
TT | Nguyên liệu |
1 | Nguyên liệu có nguồn gốc động vật |
1.1 | Nguyên liệu có nguồn gốc thuỷ sản: Cá, tôm, cua, động vật giáp xác, động vật nhuyễn thể, thủy sản khác; sản phẩm, phụ phẩm từ thủy sản |
1.2 | Nguyên liệu có nguồn gốc động vật trên cạn: Bột xương, bột thịt, bột thịt xương, bột huyết, bột lông vũ thủy phân, bột gia cầm, trứng, côn trùng, động vật không xương sống, sữa và sản phẩm từ sữa;sản phẩm, phụ phẩm khác từ động vật trên cạn |
1.3 | Nguyên liệu khác có nguồn gốc động vật |
2 | Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật |
2.1 | Các loại hạt và sản phẩm từ hạt |
2.1.1 | Hạt cốc: Ngô, thóc, lúa mì, lúa mạch, kê,hạt cốc khác; sản phẩm, phụ phẩm từ hạt cốc |
2.1.2 | Hạt đậu: Đậu tương, đậu xanh, đậu lupin, đậu triều,hạt đậu khác; sản phẩm, phụ phẩmtừ hạt đậu |
2.1.3 | Hạt có dầu: Hạt lạc, hạt bông, hạt lanh, hạt vừng, hạt điều,hạt có dầu khác;sản phẩm, phụ phẩmtừ hạt có dầu |
2.1.4 | Hạt khác |
2.2 | Khô dầu: Khô dầu đậu tương, khô dầu lạc, khô dầu cọ, khô dầu hạt cải, khô dầu vừng, khô dầu hướng dương, khô dầu lanh, khô dầu dừa, khô dầu bông, khô dầu đậu lupin, khô dầu khác |
2.3 | Rễ, thân, củ, quả: Rễ, thân, củ, quả (ví dụ khoai, sắn, cà rốt, củ cải, dong, chuối, mía, rau..sản phẩm, phụ phẩm từ rễ, thân, củ, quả. |
2.4 | Gluten: Gluten ngô, gluten mì, gluten thức ăn chăn nuôi, gluten khác |
2.5 | Sản phẩm, phụ phẩm từ sản xuất, chế biến thực phẩm |
2.5.1 | Sản phẩm, phụ phẩm từ sản xuất, chế biến mía đường và bánh kẹo: Rỉ mật, vụn bánh, sản phẩm, phụ phẩm khác từ sản xuất, chế biến đường và bánh kẹo |
2.5.2 | Phụ phẩm từ sản xuất, chế biến cồn, rượu, bia: Bã rượu, bỗng rượu, bã bia, men bia, men rượu, sản phẩm khô của sản xuất cồn từ hạt cốc (DDGS) và phụ phẩm khác từ sản xuất, chế biến cồn, rượu, bia |
2.5.3 | Sản phẩm, phụ phẩm từ sản xuất, chế biến thực phẩm khác: Bã dứa, bã đậu, bã sắn, bã mía; sản phẩm, phụ phẩm khác từ sản xuất, chế biến thực phẩm |
2.5.4 | Tinh bột: Tinh bột gạo, tinh bột ngô, tinh bột sắn, tinh bột mì và tinh bột khác |
2.6 | Thức ăn thô |
2.6.1 | Cây, cỏ trên cạn: Cỏ tự nhiên, cỏ trồng, cây họ hòa thảo, cây họ đậu,cây, cỏ trên cạn khác và sản phẩm từ cây cỏ trên cạn |
2.6.2 | Cây thủy sinh: Rong, rêu, tảo, bèo,cây thủy sinh khác và sản phẩm từ cây thủy sinh |
2.6.3 | Phụ phẩm cây trồng: Rơm, rạ, trấu, lõi ngô, bẹ ngô,lá, thân cây trồng,phụ phẩm khác từ cây trồng |
2.7 | Nguyên liệu khác từ thực vật |
3 | Dầu, mỡ có nguồn gốc thực vật, động vật trên cạn, thủy sản |
4 | Đường: Glucose, lactose, mantose và đường khác |
5 | Ure làm thức ăn cho gia súc nhai lại, muối ăn (NaCl),bột đá, đá hạt, đá mảnh |
6 | Nguyên liệu thức ăn truyền thống khác |
* Ở dạng đơn tự nhiên hoặc đã qua chế biến, có bổ sung hoặc không bổ sung chất kỹ thuật.
Thông tư số 21 /2019/TT-BNNPTNT
Sau khi đã kiểm tra và có trong mục này rồi thì ok, coi như bước 1 bạn đã thành công là được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Bước 2: Xin phép kiểm dịch thực vật cho thức ăn chăn nuôi
Tiếp theo chúng ta phải kiểm tra xem mặt hàng mình cần nhập khẩu có thuộc đối tượng phải xin giấy phép kiểm dịch thực vật hay không. Căn cứ: công văn 1328/BVTV-KD (Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật). Nếu sản phẩm bạn nhập về mà dính tên trong công văn này thì buộc bạn phải xin giấy phép kiểm dịch thực vật trước khi nhập vào Việt Nam.( giấy này do cục bảo vệ thực vật cấp).
Hồ sơ xin bao gồm:( hồ sơ có thể nộp về trực tiếp or nộp qua hệ thống 1 cửa quốc gia.)
1. Giấy phép đăng ký kinh doanh
2. Hợp Đồng Thương Mại
3. Đơn đăng ký theo mẫu
==>> Thời gian cấp phép khoản 7 ngày làm việc ( nên nhớ là có giấy này thì mới được phép nhập khẩu nhé, vì khi xin giấy này thì bên cục bảo vệ thực vật yêu cầu đối tác phải xét các chỉ tiêu theo yêu cầu phía Việt Nam và nó được thể hiện trên Phytosanitary đầu xuất khẩu, trong trường hợp trên giấy phép có thể hiện một số điều kiện cần thiết đáp ứng theo yêu cầu cua phía Vn nhưng khi hàng về trên giấy Phyto không thể hiện thì coi như hồ sơ bạn không hợp lệ ( THẬT SỰ NÊN CẨN THẬN CHỖ NÀY.)
Bước 3: Đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi
Sau khi đã thỏa các điều kiện trên rồi thì hàng được cho về cảng để tiến hành kiểm dịch và kiểm tra chất lượng nhà nước.
Hồ sơ được nộp cho cơ quản kiểm dịch thực vật bao gồm: ( 2 bộ)
1. Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng và xác nhận chất lượng theo thông tư (3 bản)
2. Invoice, packing list, Giấy kiểm dịch đầu nước ngoài (phyto)
3. COA (certificate of analysis )
Nếu hàng bạn về HCM thì bạn nộp hồ sơ tại 28 Mạc Đỉnh Chi, cơ quan kiểm dịch phía nam.
Hồ sơ nộp cho cơ quan kiểm tra chất lượng nhà nước
1. Sau khi bạn nộp hồ sơ cho cơ quản kiểm dịch thì bên kiểm dịch sẽ trả lại bạn một bộ hồ sơ và 2 tờ đăng ký ( 1 Cho HQ và 1 cho cơ quan kiểm tra chất lượng) Hiện tại có rất nhiều cơ quan được phép chứng nhận chất lượng cho hàng nhập khẩu vì thế bạn nên chọn trung tâm nào rẻ về chi phí mà làm.
Bước 4: Làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và lấy mẫu tại cảng
Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:
Nguồn: Khắc - A.N.T Shipping
ĐT: 0949 63 53 89 (zalo)
Email: sales4@antshipping.com.vn
Web: www.tthqsaigon.info
Liên quan:
0 nhận xét: