Chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of origin (CO)
Giấy chứng nhận xuất xứ là một loại chứng từ quan trọng trong thương mại quốc tế, chứng nhận rằng hàng hóa trong một lô hàng xuất khẩu nào đó hoàn toàn được sản xuất, hoặc chế biến tại một quốc gia cụ thể. Để hiểu rõ hơn về loại giấy tờ này, mời các bạn cùng đọc bài viết đưới đây:
Tên Tiếng Anh đầy đủ: Certificate of Origin (viết tắt là CO).
Đây là một loại chứng từ quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nhờ C/O, chúng ta có thể biết được loại hàng hóa đó được sản xuất ở quốc gia hay vùng lãnh thổ nào, từ đó xác định lô hàng có được hưởng ưu đãi thuế quan hay không.
Vai trò:
- Đối với nhà nhập khẩu: Một lô hàng nhập khẩu có C/O ưu đãi có thể giảm được vài % cho đến hàng chục % tiền thuế. Nếu tính theo tổng giá trị lô hàng thì con số này rất lớn.
- Đối với nhà xuất khẩu: C/O đóng vai trò khá khiêm tốn. Chủ yếu là tuân theo các ràng buộc có trong hợp đồng với nhà nhập khẩu.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) được cấp bởi các cơ quan nhà nước hoặc các cơ quan đại diện có thẩm quyền dựa theo các quy tắc xuất xứ.
- C/O form A: sử dụng cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang các nước sử dụng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
- C/O form B: Hàng Việt Nam Xuất khẩu sang các nước không có chế độ ưu đãi GSP
- C/O form D: hàng Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN theo hiệp định CEPT
- C/O form E: hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc theo hiệp định ASEAN-Trung Quốc
- C/O form S: hàng Việt Nam xuất khẩu sang Lào theo hiệp định Việt – Lào
- C/O form VK: hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc theo hiệp định Việt Nam – Hàn Quốc
- C/O form AK: hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc
- C/O form AANZ: hàng Việt Nam xuất khẩu sang Úc và New Zealand theo Hiệp định Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Úc – New Zealand.
- C/O form VJ: hàng Việt Nam xuất sang Nhật Bản theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
- C/O form AJ: hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản theo Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản.
- C/O form AI: hàng Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ theo Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN-Ấn Độ
- C/O form VC: hàng Việt Nam xuất khẩu sang Chile theo hiệp định Việt Nam – Chile
- C/O form EAV: hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nga, Belarus, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan theo hiệp định Việt Nam – Liên minh kinh tế á âu
- C/O form CPTTP: hàng Việt Nam xuất khẩu sang Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia theo hiệp định CPTTP
- C/O form AHK: hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hong Kong theo hiệp định ASEAN – Hong Kong
- C/O form GSTP: hàng Việt Nam xuất khẩu sang các nước trong hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP)
- C/O form ICO: Hàng cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu theo quy định của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO)
- Textile (form T): hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU
- Mexico (anexo III): hàng dệt may, giày dép xuất khẩu Việt Nam xuất sang Mexico
- Venezuela: hàng Việt Nam xuất khẩu sang Venezuela
- Peru cấp cho hàng giày dép Việt Nam xuất khẩu sang Peru
- DA59 hàng hóa Việt Nam đi Nam Phi (chỉ một số mặt hàng)
Hiện nay, có 2 cơ quan có thẩm quyền cấp phát C/O đó là:
- Bộ công thương, phòng xuất nhập khẩu do Bộ này chỉ định: cấp phát các form D, AJ, AK, E, AI, VK, AANZ, CPTTP, form A hàng giáy dép XK sang EU
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Cấp các form A, B, X, …
Quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ
Đối với doanh nghiệp lần đầu xin giấy chứng nhận xuất xứ
(chưa có tài khoản khai C/O trên trang Ecosys.gov.vn hoặc Comis.covcci.com.vn)
Doanh nghiệp đăng kí tài khoản của mình trên web khai chứng nhận xuất xứ của Bộ Công Thương hoặc VCCI tương ứng với Form C/O mà doanh nghiệp muốn xin cấp: ví dụ, doanh nghiệp muốn xin C/O Form D cho hàng xuất khẩu đi Thái Lan đăng kí tài khoản trên web khai C/O của Bộ Công Thương (ecosys.gov.vn)
Đăng kí chữ kí số của doanh nghiệp sử dụng để khai báo C/O
Đăng kí hồ sơ thương nhân thông qua tài khoản của doanh nghiệp:
Các thông tin cần có để đăng kí hồ sơ thương nhân:
- Đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp
- Logo công ty, ảnh con dấu của công ty
- Loại hình doanh nghiệp
- Mặt hàng xuất khẩu chính
- Ngành nghề kinh doanh
- Thông tin người phụ trách C/O
- Các chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có)
- Lãnh đạo, cán bộ được phép kí xác nhận hồ sơ xin C/O
- Danh sách nhân viên đi làm thủ tục cấp C/O của công ty
- Cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trực thuộc doanh nghiệp
- Cơ sở sx xuất khẩu trực tiếp của doanh nghiệp mà doanh nghiệp mua (nếu có)
……..
Sau khi đã đăng kí chữ kí số + tài khoản khai báo C/O + hồ sơ thương nhân, doanh nghiệp cần phải được cơ quan có thẩm quyền (Bộ công thương hoặc VCCI) duyệt hồ sơ thương nhân thì doanh nghiệp được phép khai C/O và chuẩn bị hồ sơ xin cấp C/O
Đối với doanh nghiệp đã đăng kí tài khoản khai giấy chứng nhận xuất xứ
Để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa doanh nghiệp cần:
- Khai báo C/O trên trang web của BCT hoặc VCCI
- Chuẩn bị hồ sơ xin cấp C/O bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp C/O
- Mẫu C/O đã được khai hoàn chỉnh
- Tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan
- Invoice, packing list
- Bill
- Bảng kê tiêu chí xuất xứ hàng hóa
- Chứng từ chứng minh hàng hóa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận xuất xứ theo tiêu chí xuất xứ đã khai
- Bản giải trình quy trình sản xuất
- Tài liệu kĩ thuật hình ảnh về mặt hàng xuất khẩu (nếu có)
……….
Thời hạn cấp C/O không quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm Người đề nghị cấp C/O nộp Bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Trong trường hợp cần thiết, không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày Người đề nghị cấp nộp Bộ hồ sơ đầy đủ;
Trong mọi trường hợp, thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán của Người xuất khẩu, trừ khi ảnh hưởng này do lỗi của Người xuất khẩu.
Liên quan khác:
0 nhận xét: