Nhãn năng lượng có bao nhiêu loại?
Nhãn năng lượng đã không còn quá xa lạ với mọi người, có thể dễ dàng bắt gặp nhãn này trên các thiết bị điện như: nồi cơm, tivi, tủ lạnh, quạt gió, xe máy, máy lạnh, đèn Led, bình đun nước nóng,....nhằm cung cấp các thông tin về mức tiêu thụ năng lượng của các thiết bị đó. Đây là một phần trong chính sách khuyến khích tiết kiệm năng lượng mà doanh nghiệp cần biết và áp dụng trước khi đưa sản phẩm, hàng hóa ra thị trường. Chính vì thế hôm nay mình sẽ chia sẽ với các bạn có bao nhiêu loại nhãn dán năng lượng, công dụng và thông tin trên các loại đó như thế nào nhé.
Ở đây mình cũng không nói về nhãn năng lượng là gì, vì mọi người đọc phần mở đầu thì cũng hiểu rồi phải không. Mình đi vào phần chính luôn, là có bao nhiêu loại nhãn dán năng lượng. Theo Nghị định 21/2011/NĐ-CP thì nhãn dán năng lượng được chia ra làm 2 loại dưới đây:
- Nhãn so sánh là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
- Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.
Xem thêm:
Danh sách các hàng hóa, thiết bị bắt buộc phải thực hiện dán nhãn năng lượng.
Đi tìm hiểu nhiều hơn một chút về 2 loại nhãn dán năng lượng này nhé.
Nhãn năng lượng xác nhận
1. Nhãn năng lượng xác nhận có hình biểu tượng Tiết kiệm năng lượng (hay còn gọi là Ngôi sao năng lượng Việt) được hiển thị trên các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường khi những phương tiện, thiết bị này có mức hiệu suất năng lượng bằng hoặc cao hơn mức hiệu suất năng lượng cao do Bộ Công Thương quyết định theo từng thời kỳ.
2. Màu sắc, kích thước nhãn năng lượng xác nhận được quy định cụ thể dưới đây:
Nhãn năng lượng so sánh
1. Nhãn năng lượng so sánh được hiển thị trên phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường nhằm cung cấp cho người tiêu dùng biết các thông tin về hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị này so với các phương tiện, thiết bị cùng loại khác trên thị trường, giúp người tiêu dùng lựa chọn được phương tiện, thiết bị có mức tiêu thụ năng lượng tiết kiệm hơn.
Mức hiệu suất năng lượng khác nhau ứng với năm cấp hiệu suất năng lượng tương ứng với số sao in trên nhãn, từ một sao đến năm sao, nhãn năm sao là nhãn có hiệu suất tốt nhất.
Hình ảnh nhãn năng lượng so sánh dưới đây tương ứng với 5 cấp hiệu suất năng lượng theo quy định (thể hiện bằng số sao trên nhãn):
2. Màu sắc và kích thước của nhãn năng lượng so sánh được quy định cụ thể dưới đây:
3. Thông tin quy định hiển thị trên Nhãn
Nhãn so sánh năng lượng bao gồm các thông tin tối thiểu sau:
a) Số sao in trên nhãn năng lượng: Mức hiệu suất năng lượng khác nhau ứng với 5 cấp hiệu suất năng lượng tương ứng với số sao in trên nhãn, từ một sao đến 5 sao, được xác định dựa trên kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của sản phẩm.
b) Tên nhà sản xuất: Là tên của tổ chức/doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dán nhãn năng lượng;
c) Xuất xứ: Thể hiện thông tin quốc gia, tại đó sản phẩm được sản xuất.
d) Mã sản phẩm: Là mã hiệu của phương tiện, thiết bị của doanh nghiệp đăng ký dán nhãn.
đ) Công suất danh định: Công suất tiêu thụ điện danh định của phương tiện, thiết bị do nhà sản xuất công bố.
e) Hiệu suất năng lượng: Là chỉ số hiệu suất năng lượng của thiết bị quy định tại TCVN.
g) Tiêu chuẩn Việt Nam: Là tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng áp dụng cho phương tiện, thiết bị.
Quy trình dán nhãn năng lượng
- Bước 1. Căn cứ tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng tương ứng với mặt hàng, doanh nghiệp xác định hàng hóa có thuộc diện phải thử nghiệm hiệu suất hay không. Nếu có, doanh nghiệp liên hệ Phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng để thực hiện thử nghiệm
- Bước 2. Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị.
Thành phần hồ sơ:
- Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư 36/2016/TT-BCT.
- Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm.
- Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài).
- Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
Hình thức gửi hồ sơ:
Nơi nộp hồ sơ: Bộ Công thương.
- Bước 3. Thực hiện dán nhãn năng lượng
Cơ sở sản xuất và doanh nghiệp nhập khẩu tự thực hiện việc in, dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị được cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
Hàng năm, các cơ sở này có trách nhiệm gửi báo cáo tới Sở Công thương tại địa phương; đồng thời, cơ sở phải thống kê về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị được dán nhãn năng lượng đã đưa ra thị trường trong năm và gửi về Bộ Công thương trước ngày 01/3 năm tiếp theo.
Khắc - A.N.T Shipping
ĐT: 0949 63 53 89
Email: khac5579@gmail.com // sales4@antshipping.com.vn
Liên quan:
THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐÈN LED 2020
THỦ TỤC NHẬP KHẨU NỒI HƠI, LÒ HƠI
THỦ TỤC NHẬP KHẨU BÌNH CHỨA KHÍ
0 nhận xét: