Thủ tục nhập khẩu đậu nành
Đậu nành hay còn gọi là đậu tương được sử dụng để chế biến sữa đậu nành, đậu tương sấy, đậu phụ, dầu đậu nành,...ngoài ra còn dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Chính vì nhu cầu sử dụng nhiều, nguồn cung trong nước không đủ để đáp ứng nên mặt hàng này được nhập khẩu rất nhiều về VN, chủ yếu từ các thị trường lớn như: Mỹ, Canada, Brazil, Argentina,... Hiện nay rất nhiều nhà sản xuất, công ty thương mại muốn nhập khẩu đậu nành nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm, không rõ các bước cần làm gì? Cần chuẩn bị các chứng từ gì? Thuế nhập khẩu ra sao?
Bài viết dưới đây của mình sẽ giúp các bạn giải đáp các câu hỏi trên, và biết được quy trình nhập khẩu như thế nào nhé.
Đầu tiên, về chính sách nhập khẩu đậu nành sẽ như thế nào?
Hạt đậu nành có nguồn gốc từ thực vật do đó khi nhập khẩu cần phải làm kiểm dịch thực vật theo thông tư 34/2018/ TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018.
Vậy bộ hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký kiểm dịch thực vật gồm những gì?
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cấp - Phytosanitary
==>> Nộp bộ hồ sơ lên cơ quan kiểm dịch vùng, rồi trên đó sẽ phân công người xuống để lấy mẫu thực tế lô hàng của bạn.
Các chứng từ cần để làm thủ tục nhập khẩu đậu nành thì cần những gì?
- Tờ khai nhập khẩu
- Invoice
- Packing list
- Chứng nhận xuất xứ (C/O)
- Chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu (Phyto)
==> Chỉ đơn giản vậy thôi là xong quy trình rồi, cũng đâu có khó lắm phải không nào.
Thuế nhập khẩu dậu nành và thuế VAT thì như thế nào nhỉ?
Mặt hàng hạt đậu nành thuộc nhóm 12.01 “Đậu tương, đã hoặc chưa vỡ mảnh”. Tuy nhiên, nhóm này không bao gồm đậu tương rang được dùng làm các sản phẩm thay thế cà phê (nhóm 21.01)
Có thuế nhập khẩu là 0%
Còn thuế GTGT hạt đậu nành thì:
Theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thì:
- Khoản 1 quy định: Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT;
- Khoản 2 quy định: Thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại sản phẩm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm, các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản và vật nuôi khác, các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi (như premix, hoạt chất và chất mang) theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi và khoản 2, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đó, mặt hàng hạt ngô và hạt đậu nành nhập khẩu dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi nếu đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Như vậy, Thủ tục nhập khẩu đậu nành chỉ có đăng ký kiểm dịch thực vật thôi, rồi mở tờ khai là xong. Nhưng còn nếu nhập đậu nành làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thì còn thêm 1 bước nữa nhé là kiểm tra chất lượng. Nếu cần hỗ trợ tư vấn thêm về nhập khẩu hạt đậu nành hay bã đậu nành thì các bạn liên hệ mình hỗ trợ thêm nhé. Mình có hỗ trợ luôn thủ tục nhập khẩu TACN có nguồn gốc từ động vật luôn nhé.
Nguồn: Khắc - A.N.T Shipping
ĐT: 0949 63 53 89
Email: khac5579@gmail.com // sales4@antshipping.com.vn
Liên quan:
THỦ TỤC NHẬP KHẨU BỘ GAN MỰC, BỘT HUYẾT, BỘT CÁ
THỦ TỤC NHẬP KHẨU DẦU THỰC VẬT, DẦU Ô LIU
0 nhận xét: