Thủ tục nhập khẩu tôm hùm đông lạnh
Ngày nay, Cuộc sống của người dân ngày càng phát triển nhu cầu hưởng thụ cuộc sống cũng được tăng lên, thể hiện rõ nhất ở nhu cầu ăn uống, mua sắm. Nổi trội nhất là nhu cầu ăn uống, rất dể bắt gặp các quán ăn, nhà hàng ở khắp các con đường tại Việt Nam. Đặc biệt là giới trẻ, việc rủ nhao đi ăn các món hải sản: ốc, tôm, cua, cá,...các món nướng là chhuyện rất thường ngày. Đây là một thị trường rất tiềm năng cho các DN cung cấp các mặt hàng thủy sản, không chỉ các loại thủy sản trong nước mà các loại thủy sản nhập khẩu lại được giới trẻ cũng rất ưa thích. Tuy nắm bắt được nhu cầu là vậy, nhưng để nhập khẩu được các sản phẩm thủy sản về liệu có đơn giản? Chứng từ cần những gì? Điều nào để nhập khẩu được thủy sản? vv....Cho nên hôm nay mình sẽ chia sẽ với các bạn về thủ tục nhập khẩu các mặt hàng thủy sản về VN, mình lấy cụ thể ở đây là thủ tục nhập khẩu tôm hùm đông lạnh, loại thủy sản đang rất "hot" hiện nay.
Trước hết, các bạn cần quan tâm đến chính sách nhập khẩu tôm hùm đông lạnh là như thế nào!
Như các bạn đã biết thì khi nhắc đến các mặt hàng thịt đông lạnh hay thủy sản đông lạnh (kể cả tươi sống) thì các bạn nghỉ ngay đến Cục thú Y sẽ quản lý mặt hàng này của mình. Nhưng họ sẽ quản lý như thế nào?
Theo như quy định của nước ta, các công ty nước ngoài muốn xuất khẩu các mặt hàng thịt đông lạnh, thủy sản đông lạnh vào Việt Nam thì công ty đó phải có mã code. Đây là việc các công ty xuất khẩu ở nước ngoài tự làm việc với chính phủ của họ để được phép xuất khẩu vào thị trường VN. (cái này rất quan trọng nha, không có mã code thì không xin phép kiểm dịch được đâu).
Khi đối tác đầu nước ngoài của bạn có mã code để xuất khẩu thủy sản rồi thì ta tiến hành xin phép kiểm dịch động vật thủy sản (xin ngoài Hà Nội), chứng từ cần để đăng ký gồm:
- Đơn đăng ký (theo mẫu).
- Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
- Mẫu kiểm dịch động vật của nước xuất khẩu - Health Certificate
Thời gian đăng ký khoảng 7 ngày, tuy nhiên nếu làm quen rồi thì nhanh hơn.
Khi hàng về đến cảng các bạn đăng ký kiểm dịch động vật dựa theo giấy phép đã được cấp ở trên, bộ hồ sơ gồm:
- Mẫu đơn đăng ký,
- Giấy phép nhập khẩu
- Bill tàu
- Invoice
- Packing list
Khi nộp hồ sơ, hẹn ngày xuống cảng lấy mẫu để kiểm.
Sau đó, tiến hành mở tờ khai ở cảng, cùng lúc này bên kiểm dịch sẽ cử người xuống cảng để lấy mẫu kiểm tra, khoảng 4 ngày thì có kết quả kiểm tra. Về hồ sơ hải quan thì các bạn chuẩn bị như thông thường:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Vận đơn (bill of lading)
- Invoice
- Packing list
- Chứng nhận xuất xứ - Certificate of Origin (C/O)
- Một số chứng từ liên quan khác (nếu có).
Về hs code của tôm hùm đông lạnh nhập khẩu thì các bạn có thể tham khảo các mã hs dưới đây, xem loại nào phù hợp:
- 030611 --- Tôm hùm đá và các loại tôm biển khác
- 030612 --- Tôm hùm (Homarus)
- 030615 --- Tôm hùm Na Uy (Nephrops norvegicus)
Còn đối với tôm sống, tươi hoặc ướp lạnh thì các bạn có thể tham khảo thêm các mã 030631, 030632, 030634.
Tóm lại, quy trình nhập khẩu tôm hùm đông lạnh gồm các bước sau:
- Bước 1: Xin giấy phép kiểm dịch động vật nhập khẩu
- Bước 2: Đăng ký kiểm dịch động vật
- Bước 3: Mở tờ khai hải quan
- Bước 4: Có chứng thư kiểm dịch, lấy hàng về.
Vậy là xong thủ tục nhập khẩu tôm hùm đông lạnh rồi, Nếu còn vấn đề gì chưa rõ hay có thắc mắc về thủ tục nhập khẩu mặt hàng này các bạn cứ alo cho mình để được tư vấn cụ thể hơn nhé. Lưu ý, nhà xuất khẩu phải có mã code mới xin được giấy phép kiểm dịch nha, nhưng lỡ có trường hợp hàng trên đuòng về mà phát hiện đối tác không có mã code thì gọi mình hổ trợ cho nha.
Các bạn cần cần nhật các thông tư, nghị định mới thường xuyên thì follow Fanpage của mình nhé:
https://www.facebook.com/xuatnhapkhauhcm/Nguồn: Khắc - A.N.T Shipping
ĐT: 0949 63 53 89 (zalo)
Email: khac5579@gmail.com / sales4@antshipping.com.vn
Bài viêt liên quan:
THỦ TỤC NHẬP KHẨU BỘT CÁ, BỘT GANG MỰC
THỦ TỤC NHẬP KHẨU BỘ VÁNG SỮA
THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP, NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI
THỦ TỤC NHẬP KHẨU DẦU THỰC VẬT (DẦU CỌ, DẦU HƯỚNG DƯƠNG)
THỦ TỤC NHẬP KHẨU HOA TƯƠI
THỦ TỤC NHẬP KHẨU TRÁI CÂY TƯƠI
0 nhận xét: