THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU ĐÈN LED MỚI NHẤT
Đèn led được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống, hầu như đi đến đâu cũng thấy các sản phẩm đèn led để trang trí, làm bảng quản cáo, chiếu sáng văn phòng,.... Chính vì nhu cầu sử dụng nhiều nên để đáp ứng được thị trường thì các doanh nghiệp thường nhập khẩu các sản phẩm đèn led về để kinh doanh. Các thị trường được nhập khẩu nhiều: Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước khu vực Châu Âu; Nhưng việc nhập khẩu đèn led có khó khăn gì không? thuế nhập khẩu là bao nhiêu phần trăm?
Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẽ với các bạn về thủ tục hải quan nhập khẩu đèn led để các bạn biết qua quy trình như thế nào nhé.
Đầu tiên tham khảo ơ qua có bao nhiêu loại đèn Led nhé:
- Đèn dây LED
- Đèn led âm trần
- Đèn LED rọi ray
- Đèn Bulb LED
- Đèn tuýp led
- Đèn LED panel
- Đèn pha LED
- Đèn đường
Lúc trước thì các mặt hàng LED nhập khẩu bình thường, nhưng bước sang đầu năm nay thì các loại đèn LED (các sản phẩm chiếu sáng sử dụng công nghệ đi-ốt phát sáng ), các sản phẩm chiếu sáng LED khác thì phải dán nhãn năng lượng bắt buộc. (kể từ ngày 01/01/2020).
Theo thông tư số 08/2019/TT-BKHCN:
1. Kể từ ngày ngày 01 tháng 6 năm 2020, các sản phẩm đèn LED (bóng LED có ballast lắp liền, LED tube hai đầu, bộ đèn LED luminaire) sản xuất trong nước và nhập khẩu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN phải đáp ứng yêu cầu về an toàn và giới hạn nhiễu điện từ (EMI) quy định tại Mục 2.1.1; 2.1.2; 2.1.3 và 2.2.1 của QCVN 19:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường.
2. Kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2021, các sản phẩm quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN phải đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định tại Mục 2 của QCVN 19:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường (bao gồm cả yêu cầu về an toàn, nhiễu điện từ EMI và miễn nhiễm điện từ EMS).
3. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED áp dụng các quy định của QCVN 19:2019/BKHCN kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Các loại đèn LED thông dụng cố định và di động bao gồm, bóng LED, LED tube, đèn rọi LED downlight, đèn điện LED Luminaire, và các loại loại đèn LED có ballast lắp liền đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này. Các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thử nghiệm và chứng nhận hợp quy đèn LED theo QCVN 19:2019/BKHCN trước khi bán ra thị trường kể từ ngày 01/06/2020 (và phải thực hiện yêu cầu về hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng cho đèn LED có ballast lắp liền có đầu đèn E27 và B22 cùng tuýp LED 2 đầu loại đầu đèn G5 và G13 theo quy định của Bộ Công Thương đã áp dụng kể từ ngày 01/01/2020)
Danh mục các sản phẩm chiếu sáng LED phải bảo đảm các yêu cầu theo
QCVN 19:2019/BKHCN
STT
|
Tên sản phẩm theo mã HS
|
Mã HS
|
Phạm vi điều chỉnh
|
1.
|
Đèn đi-ốt phát sáng (LED)
|
85395000
|
- Bóng đèn LED có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50V.
- Đèn điện LED thông dụng cố định.
- Đèn điện LED thông dụng di động.
- Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng.
|
2.
|
Đèn rọi
|
94051091
|
- Đèn điện LED thông dụng cố định.
|
3.
|
Loại khác
|
94052090
|
- Đèn điện LED thông dụng di động.
|
Theo quy định thì các trường hợp đèn LED dưới đây phải dán nhãn năng lượng:
2/ Công suất không quá 60W: từ 60W trở xuống thì dán nhãn năng lượng, còn trên thì khỏi dán.
3/ Loại đèn LED (phải nằm 1 trong 2 loại đèn sau):
- Bóng đèn LED có balát lắp liền có đầu đèn E27 và B22
- Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13
==>> Nếu đèn LED bạn nhập về thuộc các loại trên thì phải thử nghiệm hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng.
Thử nghiệm hiệu suất năng lượng đèn LED:
- Tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng: TCVN 11844:2017 Đèn LED – Hiệu suất năng lượng
- Chi phí thử nghiệm: Liên hệ 0949 63 53 89 để được hướng dẫn thủ tục và chi phí
- Thời gian thử nghiệm: theo số lượng model thực tế. Gọi 0949 63 53 89 để được hướng dẫn.
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm:
a) Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1;
b) Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
Tất cả các sản phẩm đèn chiếu sáng LED đăng ký tham gia chương trình dán nhãn năng lượng phải được công bố thông số, tính năng kỹ thuật, các thông tin trên nhãn. Doanh nghiệp tự công bố và phải có hồ sơ thử nghiệm để chứng minh. Các thông tin công bố hiệu suất và dán nhãn năng lượng phải bao gồm (Trích Quyết định số 4889/QĐ-BCT):
a) Hãng sản xuất
b) Model
c) Xuất xứ
d) Công suất (W)
e) Điện áp (V)
f) Tần số (Hz)
g) Quang thông (lm)
h) Các chỉ số CCT, CRI (áp dụng đối với môđun, bóng đèn LED phát ra ánh sáng trắng)
i) Nhiệt độ màu (°K)
j) Tuổi thọ: tính theo giờ (h)
k) Hiệu suất năng lượng (lm/W)
l) Hệ số công suất
m) Điện năng tiêu thụ sau 1000 giờ: (kWh)
n) Thời gian bảo hành: (năm)
MẪU 3 NHÃN NĂNG LƯỢNG DỰ KIẾN:
Về hồ sơ hải quan thì các bạn chuẩn bị như bình thường là được.
Chỉ vậy thôi là có thể nhập khẩu được đèn LED về rồi, nếu còn phần nào chưa rõ các bạn liên hệ mình để được tư vấn thêm nhé.
Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:
Nguồn: Khắc - A.N.T Shipping
Liên hệ:
Khắc - A.N.T Shipping
ĐT: 0949 63 53 tám 9
Email: khac5579@gmail.com / sales4@antshipping.com.vn
0 nhận xét: