Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

THỦ TỤC HÀNG NHẬP KHẨU VÀO CAMPUCHIA

THỦ TỤC HÀNG NHẬP KHẨU VÀO CAMPUCHIA


THỦ TỤC NHẬP HÀNG SANG CAMBODIA

1/ IMPORT PERMIT:

- Định nghĩa: Giấy phép nhập khẩu miễn thuế, còn có tên gọi khác là Customs permit hay còng gọi là CDC.
Hàng Campuchia có CDC list, nghĩa là việc vận chuyển hàng đi Campuchia áp dụng thủ tục hải quan với CDC list. CDC được viết tắt bởi Certificate Duty Exemption of Cargo (CDC), nghĩa là chứng nhận miễn thuế nhập khẩu và vat khi nhập khẩu hàng vào Campuchia. Đó là 1 list danh sách các mặt hàng được GDCE cấp phép miễn thuế nhập khẩu và vat khi nhập khẩu vào Campuchia


- Áp dụng khi: Cnee có CDC miễn thuế nhập khẩu hoặc CDC miễn cả thuế nhập khẩu và thuế VAT. Nhà nhập khẩu phải làm Import permit cho mỗi lô hàng để xin trừ lùi sản lượng được ưu đãi miễn thuế trong CDC master list.
- Chi phí: được tính theo set và tùy thuộc vào mặt hàng nhập khẩu/khu công nghiệp mà chi phí sẽ khác nhau. 
Ví dụ, chi phí Import permit cho mặt hàng vải của các công ty Garment là $40-$50/set.
- Địa điểm nộp hồ sơ: Phnom Penh customs house.
- Hồ sơ bao gồm:
+ Invoice, PKL, Bill
+ VAT certificate, patent, authorized letter, national ID or passport of owner or representative (kiểu như giấy phép đăng ký kinh doanh)
+ Requested letter, Authority letter
- Thời gian: 1-2 ngày làm việc, có khi khoảng 3 ngày, đặc biệt là giai đoạn cuối năm/lễ/tết

2/ CUSTOMS VALUATION:

- Định nghĩa: Phí tham vấn trị giá Hải Quan, còn có tên gọi khác là Price Approval.
- Áp dụng khi: cnee không có CDC hoặc CDC chỉ được miễn thuế nhập khẩu và phải đóng VAT. Hay nói cách khác áp dụng khi cnee phải đóng thuế cho hàng nhập vào Campuchia.
- Chi phí: không giống với Việt Nam, tất cả các lô hàng nhập khẩu vào Campuchia đều phải được tham vấn trị giá hải quan trước khi thông quan để hạn chế việc gian lận thương mại trong giao dịch quốc tế (khi Nhà nhập khẩu cố tình giảm trị giá tính thuế để gian lận thuế). Chi phí (xin phép mình không tiện chi tiết) tính trên cont/shipment, trên $100, dưới $1000. Đặc biệt không có hóa đơn.
=> Tốn thêm 1 khoản chi phí cho luật bất thành văn này
=> ACE FWD vận chuyển hàng sang Campuchia cũng mệt mỏi để giải thích cho khách hàng giai đoạn đầu vì hơi khác so với việc tham vấn giá Hải quan ở Việt Nam
- Địa điểm nộp hồ sơ: Customs at border, Customs at PHN airport, PHN customs house, customs at SIH port.
- Hồ sơ bao gồm:
+ Invoice, PKL, Bill
+ VAT certificate, patent, authorized letter, national ID or passport of owner or representative (kiểu như giấy phép đăng ký kinh doanh)
+ Requested letter, Sale contract, purchase order, telegraph transfer TT (nếu yêu cầu)
- Thời gian: 1-2 ngày làm việc, có khi khoảng 3 ngày, đặc biệt là giai đoạn cuối năm/lễ/tết

3/ C/O APPROVAL

- Định nghĩa: Sự phê duyệt/chấp thuận của Hải quan Campuchia cho C/O hàng nhập khẩu
- Áp dụng khi: Nhà nhập khẩu Campuchia muốn hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu hàng hòa từ các quốc gia mà Campuchia đã ký các hiệp định song phương/đa phương. Ví dụ, Nhà nhập khẩu Campuchia nhập khẩu hàng hóa từ nước làng giềng Việt Nam, nếu Nhà nhập khẩu muốn hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo hiệp định ATIGA thì Nhà nhập khẩu cần trình hồ sơ nhập khẩu kèm C/O form D (do Việt Nam phát hành) để Hải quan Campuchia kiểm duyệt.
- Chi phí: tính theo từng bộ C/O cho mỗi lần nhập khẩu
- Địa điểm nộp hồ sơ: Phnom Penh customs house
- Hồ sơ bao gồm:
+ C/O bản gốc
+ Invoice, PKL, Bill
+ VAT certificate, patent, authorized letter, national ID or passport of owner or representative (kiểu như giấy phép đăng ký kinh doanh)
+ Requested letter, Authority letter

Sắp tới đây C/O form S ưu đãi giữa Việt Nam - Campuchia chính thức thi hành từ ngày 06 tháng 01 năm 2020 cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020. Quy định về C/O form S xem tại đây

Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:




Liên hệ:
Khắc - A.N.T Shipping
ĐT: 0949 63 53 tám 9
Email: khac5579@gmail.com / sales4@antshipping.com.vn


banner
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: